Tại sao phải chạy blockchain node cho các loại tiền mã hóa?

Node Coin

Đi vào ngữ cảnh của blockchain – được thiết kế như một hệ thống phân tán – mạng các node máy tính giúp cho các đồng coin có thể được sử dụng như một loại tiền tệ kỹ thuật số ngang hàng phi tập trung (P2P) không chịu sự kiểm duyệt nhờ vào thiết kế của nó và không cần một bên trung gian để tiến hành giao dịch giữa những người dùng (bất kể khoảng cách địa lý trên thế giới).

Do đó, các node blockchain có trách nhiệm đóng vai trò như một điểm giao tiếp có thể thực hiện các chức năng khác nhau. Bất kỳ máy tính hoặc thiết bị nào kết nối với giao diện coin (bitcoin, beam, grin…)đều có thể được coi là một node vì nhìn chung thì chúng giao tiếp với nhau theo cách nào đó. Các node này cũng có thể truyền thông tin về các giao dịch và các khối trong mạng máy tính phân tán bằng cách sử dụng giao thức ngang hàng của coin. Tuy nhiên, mỗi node máy tính được xác định theo các chức năng cụ thể của nó, vì vậy có các loại node khác nhau.

Node đầy đủ (Full Node)

Full node là các node thực sự hỗ trợ và cung cấp bảo mật cho coin. Các node này không thể thiếu đối với mạng. Các node này cũng được gọi là các node xác nhận đầy đủ vì chúng tham gia vào quá trình xác minh các giao dịch và khối trước các quy tắc đồng thuận của hệ thống. Full node cũng có thể chuyển tiếp các giao dịch và khối mới đến blockchain.

Thông thường, một full node tải xuống một bản sao của blockchain với mỗi khối và giao dịch trên đó, nhưng đây không phải là yêu cầu để được coi là một full node (một bản sao thu gọn của blockchain có thể được sử dụng thay thế).

Một full node của coin có thể được thiết lập thông qua các triển khai phần mềm khác nhau, mỗi coin sẽ có tên riêng thường là Coin Node hay Coin Core có thể chạy trên nhiều loại hệ điều hành khác nhau. Tùy vào mỗi loại coin sẽ cần cấu hình để chạy node, nhưng thông thường một máy tính (ảo hoặc thật) chỉ cần cấu hình rất nhỏ cũng chạy được:

  • Máy tính bàn hoặc máy tính xách tay hoặc máy ảo được cài phiên bản gần đây của Windows, Mac OS X hoặc Linux.
  • 50GB dung lượng ổ cứng trống. (tùy thuộc vào mỗi coin sẽ cần dung lượng khác nhau, chung quy coin càng có tuổi thì kích thước blockchain càng lớn và cần dung lượng ổ cứng càng nhiều)
  • Bộ nhớ 1GB (RAM).
  • Kết nối internet tốc độ cao với tốc độ tải lên tối thiểu 50 kB/s.
  • Kết nối internet không giới hạn dung lượng tải xuống và up lên.
  • Full node của bạn nên chạy ít nhất 6 giờ mỗi ngày. Thậm chí tốt hơn nếu bạn cho chạy liên tục (24/7) để mạng lưới an toàn và mạnh

Nhiều tổ chức và người dùng tình nguyện (như admin) đang chạy full node cho coin ẩn danh như Grin/Beam/Monero.. để tăng tính an toàn cho hệ sinh thái đồng coin đó.

Bên cạnh các node công cộng, có nhiều node ẩn khác không hiển thị (các non-listening node). Các node này thường hoạt động đằng sau tường lửa, thông qua các giao thức ẩn như Tor, hoặc đơn giản là vì chúng được cấu hình để không nhận kết nối.

Listening Node (Super Node)

Về cơ bản, một listening node hoặc super node là một full node có kết nối được công khai. Nó giao tiếp và cung cấp thông tin cho bất kỳ node nào khác quyết định thiết lập kết nối với nó. Do đó, một super node cơ bản là một điểm phân phối lại có thể đóng hai vai trò như một nguồn dữ liệu và một cầu giao tiếp.

Một super node đáng tin cậy thường chạy 24/7 và có một số kết nối được thiết lập. Node này truyền tải lịch sử blockchain và dữ liệu giao dịch tới nhiều node trên khắp thế giới. Vì lý do đó, một super node có thể cần nhiều công suất tính toán hơn và kết nối internet tốt hơn khi so sánh với một full node bị ẩn như trang Grinnode.live chẳng hạn. Các node khác có thể kết nối tới node này để làm mạng lưới mạnh hơn.

Bài viết được trích và chỉnh sửa thêm từ Binance cho hợp ngữ cảnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Posts